đèn sưởi đèn sưởi| tai viber cho android

Vài nét về nhà giáo xứ Thanh nhân kỷ niệm lần thứ 30 - Ngày nhà giáo Việt Nam

VÀI NÉT VỀ NHÀ GIÁO XỨ THANH

 NHÂN KỶ NIỆM LẦN THỨ 30  – NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

                                                                     Đào Phan Thắng - Sở Giáo dục và Đào tạo

           Từ ngày đất nước độc lập (1945), nền Giáo dục Cách mạng Việt Nam ra đời và đã có những đóng góp lớn lao vào sự nghịêp cách mạng chung của cả nước. Cũng từ đó mỗi thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục càng được thoả sức cống hiến tài năng, sức lực và tình yêu người yêu nghề cho sự nghiệp cách mạng và chấn hưng nước nhà, đồng thời được hưởng những tình cảm thiêng liêng, rộng lớn mà xã hội tặng cho. Hàng năm, ngày 20 tháng 11 ngoài ý nghĩa là Ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo, từ năm 1982 đó còn là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo cùng những quan điểm mới về con người, về giáo dục... của cách mạng được  dồn lại ở sự quan tâm đó của các cấp Đảng, Chính quyền, của nhân dân  đối với  ngành giáo dục cả nước, với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thanh hóa  nói riêng.

 Năm nay kỷ niệm lần thứ 30 – Ngày Nhà Giáo Việt nam, cũng  là năm thứ 2 thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 của Đảng, là năm thứ 2toàn ngành thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVIIGD, chúng ta cần nhìn lại chặng đường ta đã đi để thấy sự đóng góp đáng tự hào và cả những non kém cần vươn lên, những sai lạc cần điều chỉnh, uốn nắn. Chúng ta cũng cần nhìn xa về chặng đường ta sẽ đến để lường trước những khó khăn thách thức để chủ động phấn đấu và tranh thủ được những thời cơ mà bứt phá vượt lên, cho kịp bước thời đại.

           Từ những năm học 1982-1983 đến 2012-2013 GD&ĐT Thanh Hoá từng thời kỳ có nhiều biến động về quy mô, về số lượng học sinh ở các cấp, bậc học. Nhưng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thanh Hoá liên tục được bổ sung, ổn định và tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng, tăng dần tính đồng bộ về cơ cấu và ngày càng chuẩn hoá cao hơn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới.

 Tính đến tháng 11 năm 2012, Thanh Hoá có đội ngũ nhà giáo và CBQL là 54.471 người, trong đó: CBQL là 5.596 người, trong đó có 5.248 người làm công tác quản lý các trường mầm non, Tiểu học, THCS và THPT; giáo viên là: 44.621 người; NVHC là 4.254 người; tỷ lệ nữ là 74,82%, nam là 25,18%; giáo viên là người dân tộc thiểu số chiếm 11,40 % với  6.078 người; tỷ lệ đảng viên là 37,57%. Toàn tỉnh cóhơn 2000  Đảng bộ, Chi bộ ở các trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo, đạt tỷ lệ 92,37 % số cơ sở giáo dục có tổ chức Đảng. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên  mầm non đã có 99,8%  đạt chuẩn (trên chuẩn 32,7%), Bậc Tiểu học đạt chuẩn và trờn chuẩn là 98,97%(trên chuẩn 39,98%), Cấp THCS đạt chuẩn và trên chuẩn là 97,13 %(trên chuẩn 36,05%), Cấp THPT đạt chuẩn và trên chuẩn là 99,35% (trên chuẩn 7,25%).Trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL giáo dục từ Sở đến trường học: CBQL các cấp từ  Giáo dục Mầm non đến THPT đều 100% đạt chuẩn trở lên (trong đó trên chuẩn của CBQL Giáo dục Mầm non là: 19,29%; CBQL Giáo dục Tiểu học là 61,88 %; CBQL Giáo dục THCS là 41,46%; CBQL cấp THPT là 9,50%); CBQL và giáo viên các Trung tâm GDTX tỉnh, huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn và trên chuẩn là 95% trên chuẩn là 7%; CBQL và chuyên viên các phòng Giáo dục và Đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn là 100% (trên chuẩn là 6%); CBQL và chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn là 100% trong đó trên chuẩn là hơn 60 %.

 Nhìn chung, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Thanh Hoá có đạo đức tốt, tận tuỵ với nghề nghiệp, có tinh thần và ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác, thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để giảng dạy tốt hơn, nêu gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo. Đội ngũ nhà giáo cũng luôn có ý thức rèn luyện về chính trị, tư tưởng, phấn đấu hết mình vì lý tưởng của Đảng, của Nhà nước, yêu nghề, bám trường lớp. Cán bộ quản lý giáo dục nói chung có ý thức chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và trình độ quản lý, đã và đang là lực lượng nòng cốt thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ công tác của ngành, của nhà trường, của địa phương.

 Qua 30 năm, Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã hoàn thành nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, của đất nước. Kết quả đã được Đảng, Nhà nước, ngành và nhân dân ghi nhận cụ thể:  Công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục Tiểu học vào tháng 12 năm 1997; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi vào tháng 12 năm 2004 và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS từ tháng 9 năm 2006; Thanh Hoá là tỉnh liên tục có học sinh đạt giải quốc tế, khu vực và có thứ hạng cao trong bảng tổng sắp về thi học sinh giỏi cấp quốc gia từ Tiểu học, THCS, THPT, đến giáo dục chuyên nghiệp, cũng như thi vào các trường Đại học, Cao đẳng hàng năm (có 30 học sinh đạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng ở các kỳ thi học sinh giỏi Quốc tế  trong các năm qua).

 Quy mô đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng và TCCN do tỉnh quản lý ngày càng tăng: chỉ tỉnh từ năm học 2005-2006 có quy mô 13.243 học sinh, sinh viên thì năm 2012-2013 có quy mô gần 20.000 học sinh, sinh viên. Số học sinh tốt nghiệp THPT thi vào đại học, cao đẳng tăng cả về số lượng và chất lượng: Năm 2005 có 13.109 em; năm 2006 có 15.252 em; năm 2007 có 18.338 em; năm 2008 có 21.819 em và năm 2009 có 20.372 em, năm 2010 có 22.092 em, năm 2011 có 23.417 em trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Từ 2005 đến 2011 Thanh Hoá đã có 134.399 em đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng, đặc biệt là đã có học sinh là ngưòi dân tộc Khơmú đỗ vào đại học.

 Tính đến hôm nay, Giáo dục và đào tạo Thanh Hoá đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các Bộ/Ngành Trung ương trao tặng nhiều phần thưởng cao quý, đó là: 02 Nhà giáo được phong tặng Danh hiệu Anh hùng, 06 Nhà giáo Nhân dân, 113 Nhà giáo ưu tú; 03 đơn vị trường học được phong tặng Danh hiệu Anh hùng trong thời kỳ đổi mới; 04 đơn vị được nhận Huân chương Độc lập Hạng Nhỡ, hạng Ba; hàng chục đơn vị được nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhỡ; hàng trăm tập thể và cá nhân được nhận Huân chương Lao động Hạng Ba, được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Sở Giáo dục và Đào tạo liên tục được Bộ tặng cờ thia đua đơn vị tiên tiến xuất sắc (từ năm học 2005-2006 đến năm học 2011-2012).

 Có được những thành tích nêu trên là do rất nhiều yếu tố từ phía truyền thống hiếu học của nhân dân, từ sự lãnh, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của Ngành giáo dục và đào tạo. Song, người thực thi, yếu tố quyết định nhất vẫn là đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thanh Hoá đã rất tâm huyết với nghề, biết phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân trong lập lại trật tự, kỷ cương, nề nếp chuyên môn, trách nhiệm và tình thương đối với học sinh và đồng nghiệp, khắc phục mọi khó khăn để dạy thật tốt, vì sự nghiệp trồng người cho quê hương, đất nước. Điển hình là các Nhà giáo Anh hùng, Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú đã được Đảng, Nhà nước phong tặng qua 12 lần; họ thực sự  là hạt nhân cho các phong trào thi đua “Hai tốt” ở mỗi trường học, cơ sở giáo dục và đào tạo cùng hàng vạn thầy cô giáo vô danh đã có mặt ở đều khắp các cấp, bậc học, khắp các vùng miền trong tỉnh, đã lặng lẽ phấn đấu hy sinh, cống hiến vì sự tiến bộ của tuổi trẻ, vì sự phát triển của quê hương. Mỗi nhà giáo đã thể hiện tâm huyết của mình với nghề dạy học, với thế hệ trẻ, đã lao động miệt mài bằng đức độ của người Thầy, bằng tài năng sư phạm, bằng sức sáng tạo không ngừng của người trí thức chân chính để ươm trồng nên những mầm xanh cho quê hương, đất nước. Bao thế hệ học trò xứ Thanh mãi luôn ghi lòng, tạc dạ công đức các Thầy, Cô; Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh luôn ghi nhận những cống hiến thầm lặng mà hiệu quả của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn Ngành.

 Nhân loại sắp bước sang năm thứ 13 của Thế kỷ XXI – Thế kỷ của công nghệ thông tin, của Tin học và nền kinh tế tri thức đang từng ngày, từng giờ phát triển nhanh chóng. Nền giáo dục Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản  ở kỷ nguyên này là nền GD vừa tiên tiến, vừa hiện đại: mọi người được bình đẳng về cơ hội học tập, giúp cho mọi người biết cách tự học và học suốt đời; là một nền giáo dục mở và liên thông, truyền thống và cập nhật, có khả năng hội nhập với nền giáo dục chung của Thế giới. Mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: “ Giỏo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân tria, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt nam. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội.“.

 Để đạt được các mục tiêu trên, giáo dục và đào tạo phải tiên phong và con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển mà trong đó những người làm thầy phải tự nhận lấy vai trò chính nhân của lịch sử, của xã hội. Phi trí bất hưng là điều phải được thấm thía từ mọi góc độ, đặt lên trên cả câu tổng kết phi thương bất phú mà mọi người hằng tâm niệm trong lẽ đời.

 Nhiệm vụ mà ngành giáo dục và đào tạo phải đảm đương trong giai đoạn tới là hết sức nặng nề mà cũng thật vinh quang, gắn với vấn đề tồn vong, hưng thịnh của quốc gia dân tộc và của từng nhà, từng người. Do đó, làm sao tạo được bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của các nước trên thế giới và khu vực, phù hợp thực tiễn của Việt Nam, phục vụ thiết thực cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của nước mình, của tỉnh là câu hỏi đặt ra cho tất cả và yêu cầu từng người làm thầy chúng ta hàng ngày, hàng giờ phải trả lời bằng những việc làm cụ thể. Thiết nghĩ đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và toàn thể học sinh, sinh viên Thanh Hoá phải phát huy những thành tích đã đạt được, tranh thủ mọi sự hỗ trợ cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, phát huy tối đa nội lực của bản thân mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên và của toàn Ngành để xây dựng đội ngũ nhà giáo vững vàng về chính trị, tư tưởng, gương mẫu về đạo đức lối sống, giỏi về chuyên môn, tinh thông nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm và thực sự tâm huyết với nghề để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào cuộc sống hàng ngày. Người cỏn bộ làm cụng tỏc quản lý giáo dục phải học hỏi nâng cao trình độ, năng lực và luôn nhạy bén nắm bắt cái mới, bồi dưỡng tay nghề, đồng thời chăm sóc đời sống tinh thần vật chất cho đội ngũ giáo viên, nhân viên, tham mưu cho  các cấp lãnh đạo địa phương thực hiện đúng quan điểm xã hội hoá giáo dục của Đảng, tìm tòi phương pháp quản lý, có tâm và có tầm chỉ đạo, điều hành các nhà trường, cơ sở giáo dục và đào tạo phát triển theo kịp xu thế thời đại. Người giỏo viờn đứng lớp cần phải phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư cho việc thiết kế từng tiết học, tổ chức các hoạt động dạy - học sáng tạo, ứng dụng thành tựu của Công nghệ thông tin nhằm rèn luyện từng kỹ năng bộ môn, kéo kiến thức sách vở về gần thực tiễn; chịu khó chấm chữa bài làm của học sinh, đánh giá khoa học, công bằng, khách quan, đúng thực chất. Có đi vào cốt lõi bản chất của vấn đề đổi mới phương pháp dạy học như thế mới tạo ra hiệu quả trên sản phẩm- người học, thế hệ trẻ hôm nay.  Có như thế mới yên tâm được về chất lượng giáo dục toàn diện, tạo tiền đề cho nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng được nhiều nhân tài cho quê hương, đất nước.

           Muốn đạt được điều đó, theo chúng tôi mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, sinh viên trong tỉnh phải nghiêm túc, tự giác học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cùng nhau xây dựng nề nếp, lối sống ở các trường học, cơ quan giáo dục và đào tạo, thật sự có “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”.  Trong đó, con đường duy nhất đúng và biện pháp khả thi nhất trong mọi biện pháp là dạy thật, học thật, thi và kiểm tra đánh giá kết quả đúng thực chất học sinh, sinh viên; đổi mới phương pháp dạy- học song song với quá trình đổi mới phương pháp đánh giá chất lượng; vừa cung cấp kiến thức vừa rèn các kỹ năng thực sự cần thiết (bao gồm cả kỹ năng học tập, nghiên cứu và kỹ năng sống), rèn luyện tác phong người lao động tiên tiến với tính chính quy chuẩn xác, tính chuyên nghiệp tinh thông, tính pháp luật nghiêm ngặt và tính năng động nhạy bén cho thanh, thiếu niên ngay trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để từng bước cho các em có năng lực, thói quen và ý thức công dân cần thiết của cuộc sống công nghiệp hiện đại, lớn lên đủ sức đề kháng với cái xấu, tự khẳng định mình trong gia đình và ngoài xã hội - xã hội thời hội nhập toàn cầu.

 Đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD là lực lượng nòng cốt, trong đó sự tiếp tục toả sáng, lòng nhiệt huyết và tài năng của các Nhà giáo Anh hùng, Nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và các nhà giáo lão thành là chổ dựa tin cậy; sự hăng hái của thế hệ nhà giáo trẻ tuổi là hào khí; sự bền bỉ thầm lặng của từng thầy cô giáo là sự kiên nhẫn của từng hạt cát làm nên bãi biển - sức bền để chúng ta tới đích. Dạy tốt, học tốt, quản lý tốt để toàn ngành vững bước tiến lên, phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh trong kỳ kế hoạch 5 năm 2011-2015 và những năm tiếp theo, để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thanh Hoá mãi luôn xứng đáng với sự tin cậy, kỳ vọng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trong thời kỳ mới./.

                                                                    Thanh Hoá, tháng 11/2012

 

 

 

File đính kèm:
seo
своими руками